Hotline: 0243 2020 966
Email: vinalab@vinalabjsc.com

Sự Chông Chênh Của Nghành Chăn Nuôi.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện chúng ta chỉ tự túc được khoảng hơn 40% NL chế biến thức ăn công nghiệp (cám gạo, khoai mì), gần 60% nguồn NL còn lại (ngô, lúa, mì, đậu tương...) vẫn phải nhập từ các nước: Ác-hen-ti-na, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ

 SỰ BẤT AN CỦA NÔNG DÂN TRONG CHĂN NUÔI

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trong bảy tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã chi hơn 2,2 tỷ

USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu (NL), tăng 11,11% so với cùng kỳ năm 2017. Hiệp hội Thức ăn chăn

nuôi Việt Nam cho biết, hiện chúng ta chỉ tự túc được khoảng hơn 40% NL chế biến thức ăn công nghiệp

(cám gạo, khoai mì), gần 60% nguồn NL còn lại (ngô, lúa, mì, đậu tương...) vẫn phải nhập từ các nước:

Ác-hen-ti-na, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ.  Đơn cử như khối lượng ngô nhập về dùng cho sản xuất TĂCN trong

tháng 7 đạt hơn 563 nghìn tấn với trị giá khoảng 122 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô

bảy tháng đầu năm 2018 lên hơn 5,4 triệu tấn và hơn 1,1 tỷ USD, tăng 28,65% về khối lượng và 30,86%

về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nước ta phải nhập TĂCN và

NL vì một số vùng sản xuất TĂCN chưa phát triển do năng suất cây trồng kém, người dân chưa tham gia

vào chuỗi cung ứng TĂCN cho doanh nghiệp (DN).

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện sản xuất ngô trong nước chỉ đáp ứng

khoảng 45% nhu cầu ngô hạt phục vụ chế biến TĂCN. Trong khi đó, giá ngô, đậu tương nhập khẩu ở

nhiều thời điểm lại thấp hơn giá ngô, đậu tương trồng trong nước.

Việt Nam còn thiếu các gói kỹ thuật sản xuất ngô cho từng vùng sinh thái, cho nên năng suất thấp, giá

thành cao, ít lợi thế cạnh tranh so với ngô nhập ngoại. Sản lượng, chất lượng các sản phẩm NL trong

nước lại bất ổn so với NL nhập khẩu, dẫn đến hiện tượng DN sản xuất quyết định nhập hàng từ các nước

khác. Chưa kể, khâu cung cấp NL, sản xuất TĂCN và chăn nuôi cần có sự liên kết chặt chẽ nhưng thực tế

diễn ra hiện nay là phát triển theo kiểu tự phát, thiếu sự gắn kết.

Ngoài ra, nguồn NL TĂCN sẵn có ở các địa phương còn bị bỏ ngỏ, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường do

phần lớn người chăn nuôi chưa có kiến thức chế biến cũng như điều kiện để đầu tư máy móc tự sản xuất

TĂCN từ nguồn NL dồi dào như: thân cây ngô, cây chuối, ngọn mía...

Nông dân rất cần có kiến thức để không bị cuốn vào vòng xoáy bế tắc!

Tin liên quan

Circle